QUY CHUẨN MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ

  -  
Tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường là gì? Chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Doanh nghiệp xem chi tiết dưới đây để nắm bắt thông tin.

Tiêu chuẩn môi trường là gì?

Về khái niệm tiêu chuẩn môi trường, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 xác định như sau:Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không phải là yêu cầu bắt buộc.

Bạn đang xem: Quy chuẩn môi trường là gì

“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”

► Quy chuẩn môi trường là gì?

“Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường (Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014).” - Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

Phân biệt tiêu chuẩn môi trường và quy chuẩn môi trường


Điểm giống nhau


Đều có mục đích để bảo vệ môi trường.Đánh giá tiêu chuẩn môi trường giúpcác doanh nghiệp áp dụng và quản lýphù hợp.Là cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp của các Tổ chức chứng nhận được công nhận đối với các doanh nghiệp có tác động đến môi trường.Cả 2 đều quy định định mức giới hạn cho các thông số về chất lượng môi trường xung quanh.Đối tượng điều chỉnh bao gồm: hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, môi trường, quá trình và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.

Điểm khác biệt


➣ Về khái niệm

Tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường

◾ Được công bố tự nguyện dưới dạng văn bản.

◾ Là quy định về yêu cầu quản lý và đặc tính kỹ thuật.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

◾ Được công bố bắt buộc dưới dạng văn bản.

◾ Là quy định về yêu cầu quản lý và quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật.

➣ Về mục đích

Tiêu chuẩnkỹ thuật môi trường◾ Để phân loại và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng và của đối tượng để bảo vệ môi trường.
Quy chuẩnkỹ thuật môi trường◾ Quy định mức giới hạn mà đối tượng bắt buộc phải tuân thủ theo để đảm bảo an toàn, sức khỏe con người, vệ sinh, bảo vệ thực vật, động vật, môi trường, quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích và an ninh của quốc gia,…

➣ Về thương mại quốc tế

Tiêu chuẩnkỹ thuật môi trường◾ Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường sẽ vẫn được phép lưu thông trên thị trường.
Quy chuẩnkỹ thuật môi trường◾ Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn môi trường sẽ tuyệt đối không được phép đưa ra và lưu thông trên thị trường.

Xem thêm: Từ Điển Anh Việt " Passenger Là Gì ? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

➣ Về cơ quan ban hành

Tiêu chuẩnkỹ thuật môi trường

Tiêu chuẩn quốc gia:

◾ Được xây dựng dự thảo,đề nghị thẩm định và công bố bởiBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

◾ Được tổ chức thẩm định dự thảovà công bố tiêu chuẩn quốc gia bởi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tiêu chuẩn cơ sở:

◾ Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn bao gồm: các tổ chức về kinh tế, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Căn cứ theoquy định tại Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn,Điều 11.

Quy chuẩnkỹ thuật môi trường

◾ Tổ chức xây dựng và ban hành các quy chuẩn ký thuật quốc gia (QCKTQG) trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý bởiBộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

◾ Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn quốc gia (QCQG/QCVN) bởi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

◾ Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn quốc gia (QCQG/QCVN)mang tính liên ngànhvà quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực QCKT thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.

Việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường là trách nhiệm của Chính phủ.

Xem thêm: #1 : Cách Chơi Kog’Maw Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Kog’Maw

Căn cứ vàoĐiều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường

► Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường


Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải;TCVN 7382:2004
Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống;TCVN 6663-5:2009
Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thảiTCVN 5945:2010
Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượngTCVN 5502:2003
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 1;TCVN 8184-1:2009
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 2;TCVN 8184-2:2009
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 5;TCVN 8184-5:2009
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 6;TCVN 8184-6:2009
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 7;TCVN 8184-7:2009
Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 8;TCVN 8184-8:2009

Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo;TCVN 5508:2009
Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa;TCVN 5509:2009

Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường;TCVN 6696:2009
Chất thải rắn thông thường. Phân loại;TCVN 6705:2009

Chất thải nguy hại. Phân loại;TCVN 6706:2009
Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo;TCVN 6707:2009

► Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạtQCVN 14:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpQCVN 40:2011/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tếQCVN 28:2010/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầuQCVN 29:2010/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiênQCVN 01-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặtQCVN 08-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới đấtQCVN 09-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biểnQCVN 10-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sảnQCVN 11-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấyQCVN 12-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộmQCVN 13-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôiQCVN 62-MT:2016/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanhQCVN 05:2009/BTNMT
Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanhQCVN 06:2009/NTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơQCVN 19:2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơQCVN 20:2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa họcQCVN 21:2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măngQCVN 23:2009/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồnQCVN 26:2010/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tếQCVN 02:2012/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở chế biến thực phẩm)QCVN 01:2009/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm)QCVN 02:2009/BYT
Quy chuẩn của Bộ Y Tế quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chaiQCVN 6-1:2010/BYT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặtQCVN 08-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhauQCVN 09-MT:2015/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biểnQCVN 10-MT:2015/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 31:2018/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 32:2018/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 33:2018/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 65:2018/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 66:2018/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu xỉ hạt lò cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép) nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuấtQCVN 67:2018/BTNMT

*

ISO 45001 là gì? Khái niệm, đối tượng, lợi ích và các yêu cầu

Hằng năm trên thế giới có hàng triệu người lao động bị thương, bệnh tật liên quan đến công việc hoặc thậm chí là thiệt mạng do tai nạn nghề nghiệp. Các tổ chức quốc tế nhận thấy được việc phải cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Vì vậy, tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 45001 đã ra đời nhằm mục đích giúp các tổ chức thực hiện được điều đó. Vậy ISO 45001 là gì? Đối tượng áp dụng? Yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn này như thế nào?


*

Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực bao lâu? ISO 45001:2018

Chứng nhận ISO 45001 là việc một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và xác nhận một doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Kết quả của cuộc đánh giá chứng nhận này là giấy chứng nhận ISO 45001. Vậy giấy chứng nhận ISO 45001 là gì? Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực bao lâu? Chi phí của giấy chứng nhận này như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.