Vải thun là gì
Vải thun với đặc tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi vượt trội, chắc hẳn không còn là chất liệu quá xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, vải thun thực chất được cấu tạo thế nào, có bao nhiêu loại vải thun hiện nay thì không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng bài viết khám phá thông tin hữu ích về chất liệu thun này nhé.
Bạn đang xem: Vải thun là gì
Khái niệm vải thun
Vải thun là gì?
Vải thun có tên gọi tiếng Anh là Spandex Fabric, được biết đến với khả năng co giãn vượt trội. Thun là sợi tổng hợp, thấm hút tốt, đàn hồi cao với thành phần được tạo từ chuỗi chất tổng hợp như nylon, cotton hay poly,...
Loại vải này có thể kéo dài gấp 5-8 lần kích thước bình thường của nó, nên thường được sử dụng may quần áo dạng bó, slimfit . Hầu hết, vải thun nguyên chất không được sử dụng trong hàng may mặc và thay vào đó, sợi vải thun sẽ được kết hợp với các chất vải khác, dệt thành các loại sợi tổng hợp, bán tổng hợp hoặc hữu cơ khác.

Áo thun rất quen thuộc với người tiêu dùng
Chưa hết, bạn cũng có thể thấy loại vải được dùng để may áo phông mùa hè mát mẻ, đơn giản nhưng lại rất cá tính, được cả nam và nữ đều ưa chuộng vì mang đến phong cách năng động, trẻ trung cùng cảm giác thoải mái khi mặc.

Áo thun được ưa chuộng để làm trang phục công sở
Mặc khác, một số mẫu đồng phục công sở, học sinh cũng được làm từ vải thun. Với màu sắc đa dạng, giá thành phải chăng, vải thun được xưởng may mặc tin chọn để sản xuất đồng phục. Ngoài ra, chất liệu vải khá dày, giữ nhiệt tốt nên còn được kết hợp với chất vải khác, may những chiếc áo mùa đông.
Nội thất trang trí nhà hàng, gia đình
Vải thun được biết đến là chất liệu hàng đầu trong thời trang may mặc nhưng chúng còn được lựa chọn để sản xuất đồ trang trí nội thất như chăn ga gốiđệm, rèm cửa hay khăn trải bàn,...
Xem thêm: Mẹo Dùng Cách Chơi Bắn Cá Ăn Xu Trong Siêu Thị Bí Mật "Win", Bắn Cá Siêu Thị
Bạn có thể bắt gặp vải thun trong những bữa tiệc, sự kiện được trang trí hiện đại, bắt mắt, ấn tượng. Thay vì những chiếc khăn trải bàn bằng lanh truyền thống thì vải thun lại mang đến làn gió mới cho không gian buổi tiệc.

Khăn trải bàn làm từ vải thun với màu sắc họa tiết bắt mắt
Vải thun còn được ứng dụng triệt để trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Với tính chất mát mẻ, thông thoáng, mặt vải mịn màng cùng độ bền bỉ với thời gian, chẳng có lý do gì vải thun lại không được các thương hiệu lựa chọn để sản xuất chăn ga gối đệm.
Cách nhận biết vải thun chất lượng
Vải thun được ứng dụng rộng rãi là vậy nên việc thị trường xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, bạn cần tỉnh táo, hiểu rõ về chất liệu vải thun và nắm chắc cách phân biệt các loại thun để tránh “tiền mất, tật mang”. Một số mẹo hay khi chọn vải thun bạn có thể cân nhắc:
Nhận biết bằng mắt thường: Do thành phần sợi vải thun hầu hết đều có chứa sợi cotton nền mặt vải thường xù nhẹ, có độ nhám nhất định. Còn với vải thun có chứa sợi poly thì hoàn toàn không có tình trạng xù lông, khi nhìn sẽ thấy độ bóng nhất định trên bề mặt vải.Nhận biết bằng cảm nhận trực tiếp: Để có thể phân biệt rõ hơn các chất liệu vải này, bạn có thể tự tay sờ trực tiếp lên bề mặt vải. Nếu cảm nhận thấy thoáng mát, mềm mịn, khi vò nhẹ có nhăn. Kiểm tra độ đàn hồi bằng cách kéo vải, thì vãi co giãn tốt thì đó chính là vải thun chất lượng.Kiểm tra vải bằng độ thấm hút: Như đã đề cập phía trên, do thành phần vải thun có sợi cotton nên vải có đặc điểm thấm hút tốt. Vì thế khi chọn, bạn có thể đổ nước trực tiếp lên bề mặt vải và đánh giá độ thấm hút này.
Vải thun rất dễ bị nhầm lẫn nên cần xem xét kỹ trước khi mua
Cách bảo quản, vệ sinh sản phẩm làm từ chất liệu thun
Để các sản phẩm từ chất liệu thun luôn bền, đẹp, sạch thì bạn cần vệ sinh, bảo quản chúng đúng cách
Vệ sinh
Không giặt chung các trang phục màu may từ chất liệu thun với nhau để tránh phai màu giữa chúng, bạn nên phân loại kỹ trước khi giặt.Làm sạch áo thun bằng nước có nhiệt độ 40 độ C. Nếu nước quá nóng sẽ làm vải nhanh bị giãn, rất dễ hỏng.Nên sử dụng bột giặt có thành phần tự nhiên, dịu chất, tránh các hóa chất tẩy rửa mạnh và không sử dụng trực tiếp thuốc tẩy lên trang phục may từ vải thun.Ưu tiên giặt tay hơn giặt máy, nên lộn mặt trái của sản phẩm khi giặt.Sau khi giặt nên tránh vắt mạnh tay để hạn chế sự co giãn, bai nhão của chất vải thun.Bảo quản
Nên phơi khô ở nơi thoáng mát, hút gió, bóng râm. Tránh phơi ở những nơi ẩm ướt vì đặc tính thấm hút nhanh của vải thun có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.Nên loại bỏ vết bẩn ngay lập tức để tránh việc vết bẩn bám sâu vào vải, khó giặt cũng như có thể gây ra nấm mốc.Khi là, ủi quần áo nên tránh nhiệt độ cao, hạn chế sợi vải bị co rút.Xem thêm: Đoc Truyện Dragon Ball Super Full Color, 7 Viên Ngọc Rồng
Trước rất nhiều loại vải thun khác nhau trên thị trường, bài viết hi vọng đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về chất liệu này cũng như có lựa chọn vải phù hợp nhất với mục đích sử dụng.